Dây cảm biến nhiệt những điều bạn cần biết trước khi mua?
Dây cảm biến nhiệt độ được nhiều nơi bán trên thị trường hiện nay. Tuy nhiên số lượng bán càng nhiều thì vấn đề chất lượng càng phải được cân nhắc cẩn thận hơn. Dưới đây, là một số thông tin cần thiết để bạn có thể hiểu rõ hơn về loại dây cảm biến này trước khi chọn mua nhé!
Dây cảm biến nhiệt là gì?
Dây cảm biến nhiệt độ được gọi là đầu dò nhiệt độ theo dạng dây. Ngoài những cách định nghĩa trên thì nó vẫn còn tên gọi chung là thiết bị đo nhiệt độ, dây bù nhiệt. Đó là một dây nối với đầu dò nhiệt độ. Trong bài viết này chúng tôi sẽ giới thiệu đến bạn về phần đầu dò nhiệt độ là gì và dây cảm biến nhiệt độ bao gồm mấy loại.
Những loại dây dò nhiệt độ phổ biến nhất
Đầu dò nhiệt độ bao gồm 2 loại dây chủ yếu với tên gọi chung là cảm biến nhiệt độ
- Thứ nhất: Cảm biến nhiệt độ hay còn gọi là cảm biến RTD thuộc loại nhiệt điện trở. Theo đó, ngõ ra của cảm biến này được ký hiệu là “ôm” (Ω). Nó sẽ thay đổi nhiệt độ dựa trên vị trí cần đo.
- Thứ hai: loại cảm biến nhiệt độ loại K,J,T còn được gọi với tên là thermocouples, ngõ tín hiệu được ký hiệu là milivon (mv) theo đổi theo nhiệt độ của vị trí cần đo.
Phân loại cấu tạo
Cảm biến nhiệt độ loại không có ren:
Phần cảm biến nhiệt độ loại không trang bị ren thường sẽ sử dụng để đo nhiệt độ tại các vị trí hở như là bể nước thải, hay khu vực cần xử lý hóa chất…Ngoài ra, tại những vị trí cần được đo nhiệt độ nhưng lỗ quá nhỏ có thể không cần dùng đến ren để giúp kết nối.Chủ yếu là chỉ cần đưa thiết bị vào bên trong để đo là được.
Thông số kỹ thuật: Đây là dạng thông số kỹ thuật không thể đặt hàng theo hình dạng cố định lớn hay nhỏ. Về nhiệt độ làm việc bao gồm cảm biến RTD và bao gồm cả can nhiệt.
Cảm biến nhiệt độ dạng dây có ren kết nối :
Thông thường những loại cảm biến nhiệt độ có dây ren kết nối sẽ được dùng cho những khu vực có chứa bồn kín hay được lắp đặt trên đường ống đo nhiệt độ của nước. Hầu hết các vị trí được ấn định để đo nhiệt độ sẽ cần đến cảm biến nhiệt độ có phần ren kết nối.
Thông số kỹ thuật bao gồm 2 loại là RLR và RBA có đường kính lần lượt là 4mm, 6mm, 8mm hoặc có thể thay đổi theo yêu cầu. Với chiều dài có được sẽ là 30mm, 50mm, và 100mm… Hoặc cũng có thể thay đổi theo yêu cầu sử dụng.
Trong đó, phần ren kết nối với hệ inch và hệ mét. Với những loại dùng cho can nhiệt K,J, T… Cũng có thể là những loại cảm biến nổi bật như RTD và hai loại không ren. Nhiệt độ làm việc cũng giống như loại cảm biến không có ren.
Các loại dây dùng cho cảm biến nhiệt độ
Loại dây bắt buộc phải có dùng cho cảm biến nhiệt độ đó chính là dâu đi kèm dính liền và cảm biến. Trong đó, dây dùng cho cảm biến sẽ có hai loại là dây chịu nhiệt và loại dây không chịu nhiệt.
Dây cảm biến nhiệt chịu được nhiệt độ cao sẽ có lớp cách nhiệt ở bên ngoài được cấu tạo bằng sợi nỉ kim loại và nó có thể đan vào nhau. Bên trong sẽ có những đường dẫn tín hiệu với 2 đến 3 loại dây…Và nó cũng có cấu tạo nỉ đan với nhau. Thường được ứng dụng vào những trường hợ để đo nhiệt độ đốt lò. Nhiệt độ lớn nhất có thể chịu là 400 độ C.
Dây cảm biến nhiệt độ thường cấu tạo đơn giản hơn từ những lớp nhựa bọc bên ngoài, tương tự như dây điện được bọc hai lớp. Ứng dụng này sẽ cho các dây tín hiệu truyền về tủ điện và ngăn không cho dây điện đi qua những nơi có nhiệt độ trên 100 độ C.
Tổng kết
Tóm lại trên thị trường hiện nay có rất nhiều đơn vị bán dây cảm biến nhiệt đa dạng với nhiều loại và kích cỡ cũng như thành phần công dụng khác nhau. Nếu bạn muốn được tư vấn kỹ càng và được hướng dẫn cách sử dụng cụ thể có thể liên hệ với Vật Tư Cao Cấp Thành Đạt để chúng tôi hỗ trợ bạn rõ hơn về vấn đề này.
Thông tin chi tiết liên hệ:
CÔNG TY TNHH THƯƠNG MẠI DỊCH VỤ SẢN XUẤT THÀNH ĐẠT
Địa chỉ: Số 129/71/13 Liên khu 5-6, Phường Bình Hưng Hòa B, Quận Bình Tân,TP Hồ Chí Minh.
Mã số thuế: 0316594303
Email: dienthanhdat18@gmail.com.
Số điện thoại: 0902318567
Website: https://vattucaocap.com/